Giỏ hàng của bạn trống!
ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI ĐỀ NGHỊ CÓ NGHỊ QUYẾT DÀNH RIÊNG CHO NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 23/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về phát triển kinh tế- xã hội, một số dự án luật, nghị quyết đang được cho ý kiến. Đại biểu Quốc hội đề nghị có Nghị quyết dành riêng cho thúc đẩy nông nghiệp.
Thảo luận tổ, các đại biểu quan tâm đến những động lực cho tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh quốc tế nhiều biến động.

Ảnh Doãn Tấn/TTXVN
Nhìn lại quá trình phát triển, đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP. Hồ Chí Minh) ý kiến, trong gần 40 năm đổi mới vừa qua, đất nước có tăng trưởng liên tục. Năm tăng trưởng cao nhất là năm 1995 (9,54%), năm thấp nhất là năm 2021 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Từ đó đại biểu nhấn mạnh đến nguy cơ ảnh hưởng của dịch, trong bối cảnh mới đây, dịch bệnh trở lại ở một số nước Châu Á, từ đó đại biểu đề nghị có chính sách, giải pháp từ sớm, từ xa, đề nghị sớm chủ trương để nhập khẩu vaccine phòng COVID-19.
Cũng theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, hiện GDP bình quân đầu người của nước ta khoảng 4.700 USD/người, đã tiếp cận nhóm thu nhập trung bình cao. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát... trong thời gian dài. Thương mại, xuất nhập khẩu đạt nhiều thành tựu, xuất siêu liên tục trong 10 năm.
Các hoạt động về văn hóa, xã hội có những bước phát triển, nhất là ngành công nghiệp văn hóa có những điểm sáng, từ đó thúc đẩy ngành du lịch đạt được lượng khách lớn. Chỉ số hạnh phúc có bước tiến (theo Báo cáo hạnh phúc thế giới năm 2024, Việt Nam đứng thứ 54 thế giới, tăng 11 bậc so với vị trí 65 của năm 2023 và đứng thứ 6 Châu Á). Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu cũng được thăng hạng...
Để tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hướng tới tăng trưởng 2 con số trong thời gian tới, đại biểu nhấn mạnh vai trò của 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng, nhân lực và các nghị quyết về thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; hội nhập quốc tế sâu rộng; xây dựng, thi hành pháp luật và phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân... Bên cạnh đó cần tiếp tục thể chế hóa nhiều chủ trong, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Về động lực tăng trưởng mới, đại biểu đề nghị quan tâm đến động lực từ đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và động lực từ việc sáp nhập tỉnh, thành phố, tạo không gian phát triển mới, phải coi đây là động lực quan trọng.
Đại biểu cũng cho rằng, cần phát huy 3 thế mạnh của Việt Nam, bởi trong bối cảnh cạnh tranh trên thế giới, những vấn đề phức tạp về địa chính trị, địa kinh tế... thì phải dựa vào tiềm năng, lợi thế của chính mình. Trong đó cần thúc đẩy 3 thế mạnh về du lịch, dịch vụ, ngành nông nghiệp.
Theo đại biểu, nông nghiệp Việt Nam có nhiều thế mạnh với khí hậu, đất đai, nhiều sản phẩm đang top đầu thế giới như: cà phê, hồ tiêu, thủy sản... nên đại biểu đề nghị có Nghị quyết dành riêng cho ngành nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao.
Đối với dịch vụ, cần chính sách phát triển về tài chính ngân hàng, logistics, công nghệ thông tin, y tế chất lượng cao... Đây là những lĩnh vực Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển.
Nông nghiệp,
tin tức ngông nghiệp,
thị trường nông nghiệp,
đại biểu quốc hội,
phát triển nông nghiệp
Tin liên quan
- HIỆU QUẢ DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU ỚT TỈNH NINH THUẬN
- HẠT GIỐNG MÙA BỘI THU CHÍNH THỨC CÓ MẶT TRÊN ZALO OFFICIAL ACCOUNT
- THỬ NGHIỆM VÀ SO SÁNH GIỐNG DƯA LƯỚI MELORA VÀ GIỐNG KHÁC TRONG CÙNG ĐIỀU KIỆN
- HỘI THẢO TẠI TRÀ VINH - THAM QUAN CÁNH ĐỒNG NGÔ NẾP STICKY 03
- BỘ NÔNG NGHIỆP & MÔI TRƯỜNG THỰC HIỆN TINH THẦN "PHÂN CẤP, PHÂN QUYỀN TRIỆT ĐỂ"